Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mọc mụn - một trong những tình trạng thường gặp ở người Việt Nam do khí hậu và thời tiết nắng nóng. Mỗi một vị trí mụn xuất hiện đều biểu hiện cho sức khỏe của chúng ta. Việc ăn uống không khoa học hay vệ sinh da mặt sai cách cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da và sức khỏe. Bên cạnh đó, dựa vào vị trí mọc mụn, chúng ta có thể phát hiện ra một số căn bệnh nguy hiểm đang mắc phải.
1. Mụn mọc giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường
Mụn mọc ở vị trí này chứng tỏ gan của bạn đang gặp vấn đề. Gan bị suy nhược còn làm cho ngực bên trái bị đau, căng tức và khó chịu giống như trong thời gian hành kinh nguyệt của phụ nữ.
Nguyên nhân khiến gan bị suy nhược là do chế độ ăn uống của bạn có chứa quá nhiều chất béo, hay ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, hút thuốc lá,..
Bạn nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình cho phù hợp, tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả để giúp gan thanh lọc các độc tố và phục hồi chức năng. Đồng thời bạn nên tránh vận động quá sức, đảm bảo ngủ đủ giấc và loại bỏ các đồ uống kích thích như rượu bia ra khỏi cơ thể.
2. Mụn mọc trên trán
Theo Đông y, khu vực phía trên lông mày của bạn có liên quan đến túi mật và gan của bạn. Do đó, những nốt mụn xuất hiện trên vùng trán là lời cảnh báo của các vấn đề về tiêu hóa, gan và chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ… Đặc biệt là bạn đang trong tình trạng stress nặng.
Để khắc phục tình trạng trên, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày hay bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất và tránh xa thức ăn vặt, nhiều dầu mỡ để tránh những căn bệnh về đường tiêu hóa.
3. Mụn mọc ở thái dương
Mụn giữa hai lông mày, hay còn gọi là vùng thái dương có nghĩa là bạn đang hút thuốc quá mức hoặc nạp nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản. Điều đó cũng nhắc nhở rằng, hệ tuần hoàn đang hoạt động kém hiệu quả và túi mật của bạn cũng gặp vấn đề. Bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm đóng hộp và đầy chất béo như bơ, phô mai, ăn vặt đêm và hãy luyện tập thể dục nhiều hơn.
4. Mụn mọc ở vùng mũi
Đừng ngạc nhiên khi biết rằng mũi được kết nối với phổi và tim của bạn. Những nốt mụn ở vùng mũi cho biết rằng, bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm cay, thịt và muối. Điều này dẫn đến những căn bệnh về rối loạn dạ dày, chứng khó tiêu hay tuần hoàn máu kém.
Hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng các loại trái cây, rau quả, các loại hạt, các loại cá có nhiều chất béo tốt như omega – 3. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra huyết áp và tăng cường bổ sung vitamin B có thể giúp làm biến mất những nốt mụn vùng này.
5. Mụn mọc ở vùng cằm
Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề.
Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.
Lời khuyên: không ăn thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ quá ngọt, chất kích thích.
6. Mụn mọc quanh môi
Những buổi tiệc tùng triền miên khiến bao tử của bạn bị quá tải, nóng trong người, tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt mụn ở quanh môi.
Lời khuyên: ăn uống đúng giờ, đúng bữa với liều lượng hợp lý. Mỗi ngày, bạn nên uống một cốc sữa hoặc đồ uống lên men sẽ có lợi cho việc điều chỉnh lại chức năng của dạ dày.
7. Mụn mọc ở gò má phải
Chức năng đường ruột bị rối loạn ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi bụng.
Lời khuyên: hạn chế ăn các đồ ăn dễ gây trướng như khoai, hạt dẻ, sắn mì…
8. Mụn mọc ở má phải
Má phải và phổi có liên kết với nhau, vì thế nếu bạn bị ho, đau họng hay nghẹt mũi cũng là nguyên nhân khiến mụn mọc ở vị trí này. Vị trí mụn trên mặt báo hiệu bệnh có liên quan đến đường hô hấp, cụ thể là phổi.
Lời khuyên: ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi…
9. Mụn mọc ở gò má trái
Chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là biểu hiện triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.
Lời khuyên: nên chia thành nhiều bữa ăn và hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều.
10. Mụn mọc ở má trái
Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban.
Lời khuyên: tránh uống rượu. Nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thải độc như: mướp đắng, đậu xanh, dưa chuột, nho, tỏi…
11. Mụn mọc ở vùng hàm dưới
Hệ thống bạch huyết bài độc không tốt. Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút…
Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện bí.
Lời khuyên: uống vitamin và sinh tố chống lão hóa như tinh chất quả nho sẽ có lợi cho việc giải bỏ độc tố tồn đọng trong bạch huyết.
Tăng cường vận động, khiến tiết nhiều mồ hôi giúp thúc đẩy bạch huyết bài độc. Ngoài ra, massage hoặc dẫn lưu bạch huyết cũng có lợi cho việc bài độc của cơ thể.
12. Mụn mọc trên tai
Một trong những vị trí mọc mụn trên mặt mà bạn không nên chủ quan đó là mụn mọc trên tai. Điều này cho thấy thận của bạn đang hoạt động không tốt, hệ bài tiết có vấn đề.Bạn nên uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể và ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi…và rau xanh lá.
Có thể thấy rằng, vị trí mụn trên mặt và dấu hiệu bệnh tật có mối liên quan mật thiết khác nhau. Bên cạnh những nguyên nhân gây mụn do tác nhân bên ngoài thì mụn mọc còn báo hiệu nhiều loại bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn nên dựa vào vị trí mụn trên mặt đoán bệnh, từ đó đưa ra phương pháp ngăn chặn phù hợp và hiệu quả nhé!